Lái xe nâng an toàn – Quy trình hướng dẫn lái xe

Lái xe nâng an toàn – nghe có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi rất cao về sự khéo léo, độ am hiểu về xe nâng. Nếu không có kiến thức về xe nâng chắc chắn việc lái xe sẽ trở lên vô cùng khó khăn,thậm trí gặp nhiều nguy hiểm. Tại EPS chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ thuê xe nâng mà còn hướng dẫn đào tạo lái xe nâng an toàn.

lái xe nâng an toàn

Lái xe nâng an toàn – Quy trình hướng dẫn lái xe

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu được cách lái xe vừa đơn giản lại vừa an toàn.

Xe Nâng Là Gì?

Trong lĩnh vực công nghiệp và máy móc công trình thì xe nâng là một thiết bị có khả năng nâng hạ kết hợp di chuyển. Giúp việc tải hàng hóa và sắp xếp hàng hóa được dễ dàng hơn.

Xe nâng được xếp hạng cho tải trọng ở một trọng lượng tối đa xác định và trọng tâm chuyển tiếp được chỉ định . Thông tin này được đặt trên một bảng tên do nhà sản xuất cung cấp. Tải không được vượt quá các thông số kỹ thuật này. Việc thay đổi hoặc xóa bảng tên mà không có sự cho phép của nhà sản xuất xe nâng là bất hợp pháp.(nguồn wikipedia.org).

Cấu tạo xe nâng

Đối Trọng Của Xe Nâng

Đối trọng là một quả cân bằng gang được gắn vào phần sau của xe nâng. Mục đích của đối trọng là để cân bằng tải trọng đang được nâng lên. Trên Xe nâng điện, Đối trọng được gắn cố định vào ắc quy axit-chì.

lái xe nâng an toàn

Hệ Thống Di Chuyển Phía Sau

Bao gồm lốp và xy lanh lái tổng thành được điều khiển bằng vô lăng thông qua hệ thống thuỷ lực từ van chia.

Lốp xe thì gồm lốp hơi và lốp đặc ,tùy vào tích chất công việc mà sử dụng loại lốp nào.

Hệ Thống Di Chuyển Phía Trước

Gồm lốp trước, hệ thống truyền động, hệ thống phanh trước. Đây là hệ thống làm việc liên tục với cường độ cao. Do đó, trong công tác bảo trì, chúng ta cần kiểm tra kỹ với những bộ phận này.

Xy Lanh Nghiêng

Có nhiệm vụ điều chỉnh độ nghiêng cho cột nâng giúp quá trình lấy hàng và di chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn.

Càng Nâng, Nĩa Nâng

Càng nâng có thiết kế hình chữ “L” được đặt ở phía đầu của xe nâng. Gồm có 2 phần chính là phần dài nhô ra được tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá hoặc pallet, phần còn lại được liên kết với giá nâng.

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều kiểu dáng và kích thước càng nâng khác nhau. Nhìn chung, các kích thước phổ biến nhất và được nhiều người dùng lựa chọn nhất sẽ dao động từ 1 mét – 2 mét. Người sử dụng cần nắm rõ công việc của mình để có thể lựa chọn được loại càng nâng phù hợp.

Giá Nâng

cấu tạo xe nâng hàng

Đây là bộ phận được lắp với càng nâng và di chuyển dọc theo khung nâng nhờ các hệ thống xy lanh và xích. Các con lăn dẫn hướng được gắn trên giá nâng có tác dụng giúp cho giá nâng có thể hoạt động ổn định. Không bị rung lắc trong quá trình làm việc. Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước của giá nâng cũng càng tăng.

Khung Nâng

Cấu tạo của xe nâng hàng không thể không thể kể đến khung nâng. Đây là bộ phận quan trọng quyết định chiều cao của xe nâng.

Khung nâng được làm từ loại vật liệu thép có cường độ cao. Khả năng chống chọi với sự va đập mạnh tốt.

Xy Lanh Nâng

Xi lanh nâng bao gồm một ống rỗng được đóng ở một đầu với một piston được bôi trơn linh hoạt lắp vào đầu kia. Không khí được đưa vào qua đế của xi lanh cho phép khí đi vào mà không bị rò rỉ ra ngoài.

Tạo ra cân bằng vật lý ở độ cao của xe nâng giúp cân bằng khối lượng hàng hóa và xe nâng.

Cabin

Hay còn gọi là buồng lái. Đây là bộ máy điều khiển của xe. Nơi chứa vô lăng, bàn đạp phanh, ga, bảng taplo và các thiết bị an toàn cho xe nâng.

Thùng Chứa Nhiên Liệu Và Động Cơ

lái xe nâng an toàn

 

Với dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel, xăng thì thùng nhiên liệu thường được đặt ở vị trí dưới ghế ngồi. Với dòng xe nâng sử dụng năng lượng gas thì bình gas sẽ được đặt ở vị trí sau xe nâng, gần với đối trọng.

Ngoài ra

Về cấu tạo xe nâng hàng bằng điện. Xe nâng điện cũng có đầy đủ các bộ phận giống như xe nâng sử dụng động cơ đốt trong. Chỉ khác ở:

Thùng nhiên liệu của xe nâng điện lúc này được đổi thành bình ắc quy.

Hệ thống di chuyển phía trước được đổi thành mô tơ di chuyển.

Cơ Chế giúp lái xe nâng an toàn

 Cơ chế nâng hạ

Các piston thủy lực được gắn vào hai cấu trúc thẳng đứng chính được gọi là “cột nâng”. Bàn nâng được gắn với thân của xe nâng bằng một cặp ròng rọc chuỗi con lăn có điểm tựa. Tạo thành một bánh răng ở phía trên cùng của cột nâng.

Do đó, khi các piston thủy lực đẩy các cột nâng theo hướng lên trên. Các bánh răng trên cột nâng được ép vào các xích lăn. Nó xảy ra bởi vì một bên của chuỗi được cố định vào khung bất động của xe nâng. Cách duy nhất mà cột buồm có thể di chuyển lên trên là khi bánh răng xoay theo chiều kim đồng hồ và kéo bàn nâng lên cao.

Cơ chế nghiêng càng

Có 2 cặp xi lanh nghiêng càng được gắn vào đế của cột nâng. Với một xe nâng thông thường góc nghiêng càng về phía trước là 60 và về phía sau là 120. Hệ thống nghiêng càng được điều khiển bằng 1 cần gạt được bố trí trong cabin xe giúp người lái xe thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng thiết bị.

Địa điểm uy tín

Là một nhà cung cấp cho rất nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc. EPS chúng tôi có tất cả các dòng xe phục vụ cho nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Cùng với hàng trăm khách hàng đang sử dụng dịch vụ, chúng tôi tự tin rằng là nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, giá thành uy tín nhất.

Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, hướng dẫn khách hàng lựa chọn xe nâng phù hợp và được đào tạo chuyên nghiệp bài bản.

Luôn luôn hỗ trợ kĩ thuật về xe nâng cho quý khách hàng

Xe nâng cho thuê được kiểm định chất lượng.

Trong quá trình sử dụng xe nâng có gặp lỗi bên công ty sẽ hỗ trợ nhiệt tình tư vấn, tận nơi sửa chữa và hướng dẫn cụ thể bảo trì xe.

EPS chúng tôi rất vui nếu nhận được đóng góp ý kiến của quý khách hàng.

Cung cấp dịch vụ cho thuê xe nâng ,mua bán thiết bị nâng hàng tại đây 

Hotline: (+84) 913 635 131 

Email : admin@epsasia.com.vn

Xem thêm

0/5 (0 Reviews)