Bảo trì xe nâng là việc cần thiết phải thực hiện thường xuyên. Luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình quy tắc khi sử dụng và hỏng hóc.
Có nhiều loại xe nâng như: Xe nâng điện ; xe nâng dầu ;xe nâng đứng lái ;xe nâng người ;…Vì thế việc bảo trì xe nâng của từng loại xe là khác nhau.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp và quý khách hàng cách bảo trì từng loại xe nâng phổ biến mà công ty EPS chúng tôi nghiên cứu và thực hiện nhiều năm qua.
Bảo trì xe nâng các loại
Bạn nên biết rằng chi phí để sửa chữa xe nâng lên đến hàng chục triệu. Điều đó là chắc chắn và đáng lo ngại cho các nhà kinh doanh. Vì vậy bảo dưỡng xe nâng đúng cách sẽ giúp các quý khách hàng tiết kiệm được một khoản kinh phí lớn. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp những thông tin bảo trì các loại xe nâng hiệu quả nhất.
Cách bảo dưỡng xe nâng dầu/xăng/ga
- Vệ sinh lọc gió sau khi sử dụng ( thường là 70h ) thì sẽ vệ sinh một lần
- Thay dầu máy và nhớt thường xuyên
- Thay dầu thủy lực (số lượng dầu tùy theo model xe, căn cứ theo thời gian sử dụng để thay
- Thay dầu hộp số (căn cứ theo thời gian sử dụng để thay).
- Thay lọc dầu số (căn cứ theo thời gian sử dụng để thay).
- Thay dầu cầu (căn cứ theo thời gian sử dụng để thay).
Kiểm tra xe nâng thương xuyên
- Kiểm tra mực dung dịch điện phân
- Kiểm tra mực nhớt
- Kiểm tra rỏ rỉ chất lỏng
- Kiểm tra áp lực và tình trạng vỏ xe nâng
- Kiểm tra đai ốc bắt bánh xe nâng xem có lỏng ra hay không, nếu có phải siết chặt
Cách bảo dưỡng xe nâng điện
- Vệ sinh khô, dùng xăng, dầu hóa chất tẩy vết đơ, gỉ sét bên ngoài xe.
- Vệ sinh bình acquy, kiểm tra nước bình, châm nước bình acquy nếu bình thiếu nước.
- Kiểm tra hệ thống sạc bình, khi bình đầy có hệ thống tự ngắt hay không. Nếu chức năng này hư sẻ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ bình.
- Bơm mỡ vào bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, trường hợp nhớt thủy lực không sử dụng được thì phải thay thế.
- Kiểm tra động cơ chạy và động cơ phần nâng hạ, bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động.
- Vệ sinh các board, mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, nếu có hiện tượng hư hỏng thì phải thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.
- Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi.
- Kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.
Kiểm tra thương xuyên
- Hãy chắc chắn rằng không có dây cáp nào bị sờn
- Kiểm tra hạn lượng pin
- Chất điện phân phải ở mức phù hợp (đeo thiết bị bảo vệ cá nhân như găng tay cao su, tạp dề và tấm chắn mặt khi kiểm tra chất điện phân) . Chất điện phân cho phép năng lượng chảy giữa xe tải và pin. Nếu chúng không ở mức phù hợp, hiệu suất thang máy của bạn sẽ bị ảnh hưởng (hoặc nó sẽ không chạy).
- Chốt mui xe phải an toàn. Bạn không muốn mui xe bay mở và gây tai nạn. Bạn cũng muốn giữ mui xe an toàn để tránh các mảnh vụn / thiệt hại cho động cơ và tất cả các bộ phận khác ở dưới đó.
Ngoài ra cần lưu ý :
Tất cả các loại xe nâng yêu cầu cùng một danh sách kiểm tra lái xe. Làm điều này trong khi xe nâng đang bật.
- Hãy chắc chắn rằng tay lái, chân ga và phanh của bạn hoạt động
- Kiểm tra xem bánh răng của bạn có hoạt động không (tiến và lùi)
- Kiểm tra xem còi, đèn và báo động dự phòng có hoạt động không
Cuối cùng
An toàn xe nâng là một cách tuyệt vời để giữ chi phí bảo trì của bạn. Rõ ràng rằng việc thực hiện kiểm tra kiểm tra hàng ngày và kế hoạch bảo trì xe nâng dài hạn sẽ giúp công ty của bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc, cũng như khỏi các tai nạn bất ngờ!
Hãy liên hệ với chúng tôi -Công ty EPS nếu bạn có bất kì câu hỏi nào và khi bạn cần được tư vấn hỗ trợ.
Liên hệ: Thuê xe nâng
Email: Admin@epsasia.com.vn
SĐT: 0913635131
Dịch vụ cho thuê xe nâng tốt nhất hiện nay
Quy trình bảo trì xe nâng CHUẨN NHẤT